Cây chè vằng là gì và cách phân biệt với lá Ngón cực độc

Cây chè vằng đem lại cho chúng ta rất nhiều công dụng. Nhưng không phải ai cũng biết được chè vằng có bao nhiêu loại và cách phân biệt chúng như thế nào. Việc không biết cách phân biệt chè vằng sẽ khiến chúng ta hái nhầm hoặc mua nhầm chè vằng, và hiệu quả sử dụng không được như ý muốn.Vậy để biết cây chè vằng có mấy loại và cách phân biệt ra sao thì bạn đừng bỏ qua bài viết hữu ích này nhé. Trong bài viết này, Vườn Dược Thảo sẽ giải đáp cho bạn câu hỏi:

Chè vằng là cây gì?

Cây chè vằng có tên khoa học là jasminum subtriplinerve, là loại thực vật họ oliu. Chè vằng mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt là nơi đồi núi rậm rạp, chè vằng mọc thành bụi, thường bám leo vào thân các loại cây xung quanh mình để tạo lên tán lớn.

Chè vằng còn được dân gian ta gọi với nhiều tên gọi khác như: cẩm văn, dây vằng, vằng sẻ, lài ba gân…chè vằng được ông cha ta phát hiện ra tính dược liệu từ những năm 1851, đem lại cho con người nhiều tác dụng và có tên trong nhiều bài thuốc quý, đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, chè vằng còn được dùng để đan dây thừng nữa đó!

Bạn có tò mò cây chè vằng trông như thế nào không? Chè vằng mọc thành bụi, thân thảo, cứng, đường kính thân nhỏ dưới 6mm. Lá chè vằng có 3 gân sọc, 1 gân ở chính giữa chia lá thành 2 phần bằng nhau và 2 gân còn lại chia đều 2 bên còn lại. Hoa chè vằng màu trắng, có mùi thơm nhẹ, số lượng cánh hoa từ 7-10 cánh. Quả chè vằng mọng nước, khi chín to tầm như hạt ngô , bên trong có hạt cứng.

Tác dụng của cây chè vằng

Sử dụng làm trà thanh nhiệt

Chè vằng trong đông y được liệt vào loại vị thuốc tính hàn giúp cân bằng các triệu chứng nhiệt trong người (lý thực nhiệt). Đặc biệt hữu hiệu đối với các triệu chứng do hỏa độc, nhiệt độc gây nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn tiêu hóa,…

Công dụng chè vằng đối với các bệnh răng miệng, các bệnh về da

Như đã nói ở trên, chè vằng đặc biệt hữu hiệu với các bệnh liên quan tới nhiệt trong người: viêm lợi, sưng lợi do nóng trong, các bệnh về da, phát ban mẩn ngứa do nóng.
Ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường có hiện tượng phát ban nhiệt, rôm sảy, dân gian thường sử dụng chè vằng (hoặc kèm thêm một vài loại lá khác) để đun nước và tắm cho trẻ.

Tác dụng chữa mất ngủ, biếng ăn

Ancaloit trong chè vằng có tác dụng lên hệ thần kinh giúp dễ ngủ hơn mặc dù biểu hiện của chúng không quá rõ rệt trong thời gian ngắn. Người dùng nên sử dụng chè vằng trong thời gian dài thì mới cảm nhận được hiệu quả.
Glycoside trong chè vằng giúp tiêu hóa tốt hơn, từ đó người sử dụng có cảm giác thèm ăn và ăn ngon hơn.

Tác dụng với các bệnh tim mạch, huyết áp.

Chè vằng là vị thuốc nằm trong nhiều bài thuốc giúp chữa các bệnh về tim mạch, huyết áp. Theo kinh nghiệm đông y, chè vằng giúp ổn định huyết áp. Giảm mỡ trong máu từ đó giúp hạn chế các bệnh liên quan tới động mạch vành.
Theo tây y, hoạt chất Ancaloid có trong chè vằng giúp hạ huyết áp.

Công dụng với các bệnh về mỡ máu, mỡ gan

Như đã nói ở trên, chè vằng giúp giảm mỡ trong máu và gan. Đặc biệt, hoạt chất Flavonoid trong chè vằng có tác dụng giúp gan lọc bỏ các độc tố trong cơ thể.

Tác dụng lợi sữa, phục hồi sau sinh

Việc sử dụng chè vằng giúp lợi sữa sau sinh đã được dân gian cũng như trong đông y sử dụng từ rất lâu. Phụ nữ sau sinh do nhiều nguyên nhân như: cơ địa, ăn uống, stress, sinh mổ,… dẫn tới tình trạng thiếu sữa, mất sữa. Hoặc có nhiều người cho con bú bình thường nhưng con không tăng cân, tăng chiều cao, dường như trẻ bú sữa mà không có dưỡng chất. Một số người nói do sữa nóng nên con bú mãi không lớn. Thực tế đây là tình trạng dưỡng chất trong sữa không có. Tựu chung lại có 3 tình trạng chính: mất sữa/không có sữa, ít sữa, sữa ít dưỡng chất (lỏng/nhạt,…).
Chè vằng có tác dụng hiệu quả cho cả 3 trường hợp trên. Ancaloid và Flavonoid trong chè vằng giúp kích thích sản sinh sữa, khắc phục tình trạng mất sữa. Đặc biệt hiệu quả với những người sinh mổ không có sữa. Thứ hai, chè vằng giúp chuyển hóa dưỡng chất từ mẹ vào trong sữa. Có thể hiểu đơn giản, với một số bà mẹ, ăn 10 phần chất vào người thì chỉ có 1,2 phần chuyển vào sữa. Chè vằng giúp tăng lượng dưỡng chất mẹ nạp vào cơ thể, chuyển hóa dinh dưỡng trong sữa giúp sữa “đặc” hơn, có nhiều chất cho con hơn.
Hoạt chất Flavonoid có trong chè vằng giúp kháng khuẩn, chống viêm, mau lành vết thương sau sinh nở. Giúp ngăn ngừa các chứng hậu sản. Sử dụng chè vằng giúp làm liền sẹo nhanh, đặc biệt là các vết rạn sau sinh.

Tác dụng của chè vằng trong việc giảm cân

Chè vằng giúp làm giảm mỡ trong máu, trong gan, về lâu dài giúp giảm cân. Đặc biệt với phụ nữ đang cho con bú thì việc giảm cân càng có hiệu quả hơn do cơ chế chuyển hóa dinh dưỡng từ thực phẩm mẹ ăn vào sang sữa cho con bú, nên người mẹ đỡ phải dung nạp nhiều dưỡng chất, từ đó giúp mẹ sau sinh giảm cân hiệu quả, trong khi đó con thì lại có nhiều dưỡng chất từ sữa mẹ giúp bụ bẫm hơn.

Công dụng chữa áp xe vú

Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng chè vằng tươi giã nát bóp kèm với rượu rồi đắp lên vú sẽ giúp chữa bệnh áp xe vú.

Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh ung thư

Ancaloid trong chè vằng giúp hạn chế được ung thư. Do vậy nên sử dụng chè vằng hàng ngày để phần nào đó giúp hạn chế được căn bệnh này.

Tác dụng chung đối với người cao tuổi

Với các dược tính của chè vằng trong việc giảm mỡ gan, mỡ máu, ổn định huyết áp, tính mát thì chè vằng rất phù hợp với người cao tuổi bị béo phì sử dụng hàng ngày.

Mời bạn xem thêm phóng sự phỏng vấn truyền hình bác sĩ y học cổ truyền về công dụng lợi sữa và giảm cân của chè vằng đối với phụ nữ sau sinh:

Tại sao người ta nói hoa chè vằng là một đặc điểm quan trọng của cây chè vằng?

Bởi lẽ, chè vằng nhìn qua rất giống với cây lá ngón, cây ngón khi bỏ hoa đi nhìn rất giống cây chè vằng. Lá ngón là loại lá rất độc, nếu vô tình ăn phải sẽ dẫn đến chết người. Chính vì vậy cần biết rõ về chè vằng để tránh trường hợp sử dụng nhầm lá ngón.

Chè vằng: Lá có ba gân dọc, trong đó hai gân uốn bên trong cong theo mép lá, hoa thường mọc thành chùm, Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn. Hoa chè vằng màu trắng với mười cánh hoa

Lá ngón: Lá mọc đôi, hình trứng, thuôn dài hay hơi hình mác, mép nguyên, nhẵn, dài 7 – 12cm, rộng 2,5 – 5,5cm. Hoa mọc thành chùm ở đàu cành hay kẽ lá, cánh mang hoa vàng. Mùa hoa vào tháng 6 – 8 – 10

Chè vằng có mấy loại và cách phân biệt?

Chè vằng được chia thành 3 loại:( chè vằng và cách phân biệt)

  • Chè vằng lá nhỏ ( chè vằng sẻ): đây là loại chè vằng đem lại nhiều công dụng nhất và tốt nhất trong 3 loại chè vằng.Chè vằng sẻ có lá nhỏ, mỏng, đường kính thân nhỏ hơn 6mm,khi phơi khô rồi nhưng vẫn có màu xanh nhạt chứ không vàng ươm. Nước chè vằng sẻ khi pha lên sẽ không có vẩn vẩn và rất thơm, nước chè vằng có màu xanh vàng nhạt.
  • Chè vằng lá to (chè vằng trâu): loại chè vằng này vẫn được sử dụng, công dụng không bằng chè vằng sẻ. chè vằng trâu có đường kính thân to, lá khi phơi khô có màu nâu nhạt. nước chè vằng trâu khi đun lên sẽ có màu đậm, hương thơm không được bằng vằng sẻ, nước có lẫn vẩn vẩn và khó uống hơn chè vằng sẻ.
  • Chè vằng núi: không được dùng để làm thuốc.

Như vậy qua bài viết trên đã giúp các bạn biết về các loại chè vằng cũng như cách phân biệt của chúng. Bạn hãy nắm rõ những đặc điểm của chè vằng để chọn cho mình loại chè vằng tốt nhất để sử dụng và tuyệt đối không được nhầm với lá ngón nhé! Chúc các bạn sử dụng chè vằng một cách có hiệu quả nhất!

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng tham vấn bác sĩ trước khi thực hiện. thần số học