Hầu hết sản phụ bị mất sữa mà không biết nguyên nhân của nó

Mất sữa luôn là nỗi lo lắng của phụ nữ sau sinh. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây thiếu chất dinh dưỡng và sức đề kháng ở con. Để giải quyết được tình trạng này các mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao dẫn đến việc sản phụ bị mất sữa và cách phòng tránh cũng như chữa trị.

Dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị mất sữa

  • Sữa không tiết ra được, bầu vú không thông, lúc nào cũng trong tình trạng căng tức. Ngực khó chịu đầy chướng và cơn đau bầu ngực kéo dài, ửng đỏ. Không lâu sau đó mẹ sẽ bị sốt, cảm thấy mệt mỏi, tinh thần khó chịu, dễ bực tức và nóng trong người.
  • Mẹ ít sữa hoặc không có sữa. Khi vắt sữa đầu vú không tiết ra hoặc chỉ rỉ ra vài giọt dù đã thử vào các khoảng thời gian khác nhau trong ngày.
  • Khi nguồn sữa dồi dào bầu ngực sẽ luôn căng tròn. Nếu phát hiện ngực trở nên lỏng lẻo, nhũn mềm thì nguy cơ mất sữa là khá cao đó.
  • Mẹ ăn kém, cơ thể mệt mỏi, tiểu tiện trong thời gian dài, miệng nhạt, táo bón, nóng trong người, sữa tiết ra ít dần thì sẽ dẫn đến việc dần dần mất sữa và mẹ phải đi khám ngay để không bị chuyển nặng hơn.

>> NÊN ĐỌC:

Bị mất sữa một bên khi cho con bú phải làm sao

Thảo dược điều trị mất sữa cho mẹ sau sinh

Tại sao lại mất sữa

Trong tuyến sữa có 4 loại hormone chính là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin kích thích sản sinh sữa. Trong đó:

  • Estrogen tăng kích thước ống dẫn sữa.
  • Progesterone phát triển nang sữa và thùy tuyến.
  • Prolactin thúc đẩy sản xuất sữa sau sinh.
  • Oxytocin khi bé bú giúp kích thích sản sinh lượng sữa.

Khi các loại hormone này bị mất cân bằng thì tuyến sữa sẽ không hoạt động không ổn định. Từ đó dẫn đến việc sữa bị loãng, ít sữa hoặc mất sữa.

Nguyên nhân sản phụ bị mất sữa do đâu?

Có thể là do núm vú bị nhiễm khuẩn gây bít tắc ống dẫn sữa

Đề phòng việc này mẹ nên giữ vệ sinh bầu ngực của mình mỗi ngày. Bằng cách sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh ngực sau khi cho con bú. Nếu bé không bú hết thì mẹ nên vắt sữa ra bình và bảo quản vào tủ lạnh để tránh tình trạng vón cục và tắc nghẽn.

Tâm trạng và chế độ sinh hoạt

Nếu mẹ không ngủ đủ giấc hoặc không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hay thức khuya, căng thẳng, tâm lý bất ổn sẽ dẫn đến việc sữa không được sản sinh ra nhiều. Đồng thời chế độ ăn uống dinh dưỡng không đầy đủ, ăn nhiều đồ ăn không có lợi cho sức khỏe hoặc ăn kiêng để giảm cân cũng dẫn đến khả năng mất sữa cao. Cơ thể mẹ sau sinh nếu không được nghỉ ngơi hợp lý phải làm việc nặng thì sữa cũng sẽ không được đảm bảo mà sức khỏe của mẹ cũng nguy hiểm.

Mẹ sinh non thì tình trạng mất sữa cũng cao hơn những bà mẹ khác

Do tuyến sữa chưa phát triển ổn định. Hàm lượng prolactin đang ở mức thấp nên không kích thích được tuyến sữa sản sinh được nhiều sữa như bình thường.

Mất cân bằng nội tiết gây rối loạn hormone tuyến sữa

Việc cho bé bú cũng là cách để kích thích sự sản sinh sữa

Dưới tác động mút của bé thì chất oxytocin sẽ tiết ra nhiều hơn và sữa sẽ được sản sinh nhiều. Nếu nang sữa chứa đầy sữa mà không thể tiết ra, sẽ làm cơ thể sản sinh ít sữa hơn. Nên khi bé lười bú thì mẹ sẽ dần bị mất sữa nếu không vắt sữa hàng ngày kết hợp với việc điều trị chứng biếng ăn ở bé.

Khi sinh mổ việc tiết sữa sẽ gặp chút khó khăn do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Giải pháp khắc phục

  • Mẹ nên ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng. Nên tập các bài tập thư giãn, nghe nhạc nhẹ thường xuyên. Ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày.
  • Lựa chọn chế độ ăn phù hợp. Ăn các loại ngũ cốc lợi sữa, uống nhiều nước. Nên kết hợp với uống chè vằng mỗi ngày để kích thích tiết sữa. Ăn nhiều loại trái cây như táo, cam, bưởi, dưa hấu, kiwi. Bên cạnh đó nên ăn các món hầm, hấp, luộc thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Cho trẻ bú thường xuyên. Nếu trẻ lười bú nên tìm cách vắt sữa hàng ngày bảo quản trong tủ lạnh. Khi cho bé bú phải hâm nóng lại. Trẻ lười bú có nhiều nguyên do nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm cách điều trị tốt nhất.
  • Sau sinh nếu thấy bầu ngực cương cứng và sữa ra ít thì mẹ nên xoa nhẹ đầu vú dùng khăn ấm massage nhẹ nhàng bầu ngực để kích thích sữa ra ngoài.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng tham vấn bác sĩ trước khi thực hiện. thần số học