Nhiều người cứ nói ở nhà chăm con không phải làm gì là sung sướng. Nhưng chỉ có người trong cuộc là các bà mẹ thì mới hiểu được chăm sóc con cái vất vả như thế nào. Trong quãng thời gian chăm con đó, mẹ luôn phải băn khoăn suy nghĩ rất nhiều vấn đề rằng có tốt hay không, có nên hay không? Và việc bao giờ cai sữa cũng là một câu hỏi lớn đặt ra đối với các mẹ. Vậy nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào?
Vai trò của sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất cho bé yêu trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời. Sữa mẹ mát lành là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình lớn lên của con yêu. Giúp lợi quá trình tiêu hóa, đóng vai trò quan trọng nhất với sự phát triển ban đầu. Đây còn là nguồn gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. Là cái ôm ấm áp của mẹ dành cho con với nguồn sữa dồi dào và thanh mát. Chỉ một mình sữa mẹ thôi đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé trong 6 tháng đầu tiên rồi!
>> Mẹ nên đọc:
Cho con bú bằng sữa mẹ – 10 lợi ích mà sữa công thức không thể thay thế
Liệu có cách nào để giảm cân mà vẫn đủ sữa cho con bú không?
Nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào?
Sữa mẹ là quan trọng với bé. Nhưng vấn đề đặt ra là nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào? Có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về việc này. Người thì bảo bao giờ hết sữa thì cai. Người thì bảo bé đủ lớn. Nhưng đủ lớn là khi nào? Ý kiến khác lại cho rằng đủ 6 tháng là cai sữa được…
Những ý kiến trên làm mẹ rối tung lên không biết đâu mới là ý kiến đúng. Thực ra bao giờ cai sữa sẽ phụ thuộc vào cơ địa riêng của từng mẹ, tùy thuộc vào lượng sữa mẹ, nhu cầu bú của con, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển phù hợp của con yêu. Khi nào mẹ cảm thấy bé yêu của mình đã sẵn sàng cho việc rời xa nguồn sữa mẹ thì mẹ nên cai sữa. Theo lời khuyên từ bác sĩ thì mẹ nên cai sữa cho con khi con đủ 18 tháng tuổi. Khi đó cơ thể con đang phát triển mạnh và cần nhiều nguồn dinh dưỡng nên sữa mẹ có thể không cần thiết nữa.
Mẹ có thể dựa vào những điều sau để biết được đâu là thời điểm thích hợp để cai sữa cho con
Khi bé đã ăn được cơm nhão, cơm xay và cháo
Ở giai đoạn này bé đã biết ăn được những thức ăn mềm như cơm nhão, cháo hay cơm xay sinh tố nhuyễn, ăn dặm được các loại bột. Khi ấy mẹ có thể bắt đầu cai sữa được. Bởi lúc này ngoài sữa mẹ ra thì bé đã có thể ăn cho mình những loại thức ăn khác nêu trên. Nó sẽ giúp bé không bị đói và tránh quấy khóc vì thèm khát sữa mẹ.
Khi bé đang tập nói, tập đi và phát âm những câu nói đầu đời
Đây là giai đoạn não bộ của bé phát triển nhanh chóng. Bé luôn có cảm giác muốn học hỏi, tò mò về vạn vật xung quanh. Khi ấy hành động của người lớn khiến trẻ rất dễ bắt chước để làm theo. Sự hiếu động có thể giúp bé lãng quên nguồn sữa mẹ. Cảm giác mới lạ này cũng là một lợi thế để mẹ có thể cai sữa cho bé dễ dàng hơn.
Khi bé yêu đã có thể vui chơi một cách tự nhiên
Tùy vào nguồn sữa mẹ mát hay nóng mà bé yêu có thể phát triển nhanh hay chậm hơn so với bạn cùng trang lứa. Chế độ cũng như nhu cầu dinh dưỡng của các bé là khác nhau. Vì vậy việc cai sữa cần phụ thuộc vào việc những nguồn dinh dưỡng khác có đủ cung cấp năng lượng cho một ngày dài hoạt dộng của bé hay không?
Khi não bộ phát triển, bé có những hành động hiếu kì và nghịch ngợm hơn. Và mẹ luôn phải để mắt đến bé bởi những hành động nguy hiểm của bé yêu như: leo cầu thang, nghịch dao kéo…
Một nghiên cứu cho thấy bé càng hoạt động và nghịch nhiều thì não bộ càng phát triển. Vì vậy lúc này bé cần được bổ sung năng lượng từ các thực phẩm khác nhiều hơn là nguồn sữa mẹ. Bởi đó đây có thể coi là thời điểm tốt để cai sữa cho bé.
Khi bé lơ là và không còn cần đến nguồn sữa mẹ thường xuyên
Khi bé từ 15 đến 30 tháng tuổi, bé có thể sẽ không chịu ngồi yên mà bú sữa mẹ. Thay vào đó sẽ loay hoay đi tìm cái để nghịch. Khi bé không còn hứng thú quan tâm đến sữa mẹ nữa thì mẹ có thể cai sữa
Những trường hợp bất đắc dĩ và đặc biệt mẹ nên cai sữa bé
- Khi mẹ bị mắc các bệnh viêm nhiễm núm vú, những bệnh truyền nhiễm gây hại và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con.
- Khi sức khỏe của mẹ không cho phép việc mẹ tiếp tục cho con bú.
- Khi mẹ ốm đau và liên tục phải uống thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh rất hại. Mẹ không nên cho bé bú vào thời điểm này.
Với những trường hợp đặc biệt trên thì mẹ không nên cố gắng cho con bú. Bởi nó không đem lại dinh dưỡng cho con mà chỉ khiến con ốm giống mẹ mà thôi. Mẹ nên cai sữa để tốt cho cả mẹ và bé.
Nên cai sữa bé như thế nào?
Đây cũng là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm, không biết nên làm gì để cai sữa? Cai sữa không được tiến hành nhanh bởi bé chưa quen với việc rời xa sữa mẹ nên sẽ khóc hét lên để đòi ti, hay quấy khóc và giận dỗi, buồn. Vì vậy mẹ nên làm theo các cách sau nhé:
- Giảm số lần cho bé bú trong ngày, ban ngày bạn có thể cho bé bú các loại sữa ngoài khi bé đang vui chơi và chỉ khi đêm bé ngủ say thì cho bú sữa mẹ. Hoặc các mẹ giảm số lần bằng cách, nếu bình thường bé bú 5 lần 1 ngày thì giờ các mẹ nên giảm xuống 3 lần 1 ngày thôi.
- Giảm thời gian cho bé bú. Thay vì 10 phút như mọi lần thì giờ mẹ chỉ cho bé bú 5-6 phút một lần.
- Thay sữa mẹ bằng sữa ngoài và cho bé bú bằng bình, ti giả. Mẹ cần kiên nhẫn nhé, tránh cảnh nhìn con bú bình rồi mủi lòng thương nên lại cho con bú mẹ. Việc cai sữa chỉ là giúp bé tiếp xúc với nguồn dinh dưỡng khác, phù hợp với giai đoạn phát triển của con yêu.
Trường hợp bé vẫn muốn bú nhiều
Mẹ có thể dùng các mẹo như: bôi một chút thuốc hay nước gì đó (phải an toàn lành tính) vào đầu ti mẹ. Cảm giác đắng đó sẽ làm bé sợ và không bú mẹ nữa. Hoặc mẹ cũng có thể vẽ hoặc bôi lên đầu ti và bảo với bé là bẩn. Trẻ con thường không thích bẩn nên bé sẽ không bú ti mẹ bẩn đâu.
Mong rằng với những thông tin trên bài viết có thể giải đáp thắc mắc cho các mẹ đang suy nghĩ không biết nên cho con bú sữa mẹ đến khi nào. Các mẹ nên nhớ, nếu có thể thì hãy cho bé bú đến khi tròn 18 tháng tuổi sẽ là tốt nhất nhé.