Hầu hết bà mẹ nào cũng muốn con mình khỏe mạnh, sức đề kháng tốt , ít bị bệnh,… Tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng có lượng sữa tốt và chất lượng. Không ít các bà mẹ gặp phải vấn đề mất sữa sau sinh. Điều đó có thể do sự lầm tưởng của họ về bản chất của việc sản sinh sữa và nguyên do mất sữa. Vì thế nếu bạn đang gặp phải vấn đề mất sữa sau sinh thì hãy tham khảo bài chia sẻ sau của chúng tôi để rút ra kinh nghiệm cho bản thân và tìm cách khắc phục nhé.
-
Dấu hiệu
Thiếu sữa
Sản phụ rất ít sữa, sữa trong hoặc rất nhạt, bầu ngực lỏng lẻo và nhẽo, không có cảm giác căng tức, ăn kém, sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, lượng sữa mẹ không đủ cho con bú nên con hay bị đói và hay khóc đòi bú…
>>> Giải pháp nào cho các bà mẹ sau sinh ít sữa
Tắc sữa
Sữa vẫn sản sinh bình thường, tuy nhiên do ống dẫn sữa bị tắc nên nguồn sữa không được giải phóng ra ngoài. Bầu ngực lúc này căng cứng, đau, xuất hiện các cục sữa vón cục, mẹ bị sốt, cơ thể mệt mỏi, sữa mẹ cũng không đủ cho con bú…
Mất sữa
Hiện tượng nguy hiểm nhất.Tuyến sữa của mẹ ngưng tiết ra sữa, bầu ngực xẹp nhão, cố nặn cũng không ra sữa, con không có sữa bú.
Mất sữa lại chia ra làm 2 dạng:
- Mất sữa dần dần: Mẹ đang có sữa nhưng vì một nguyên do nào đó mà lượng sữa lại tiết ra ít dần đi và sau đó là ngưng tiết sữa nếu mẹ không có biện pháp khắc phục kịp thời. Và nguy hiểm hơn là nếu mẹ bị mất hẳn sữa quá lâu thì có thể dẫn đến mất sữa vĩnh viễn mà không thể có lại.
- Mất sữa đột ngột: Như tên gọi, mẹ mất sữa một cách đột ngột mà lại không biết lý do tại sao.
-
Nguyên nhân mất sữa và cách khắc phục tình trạng đó
Nhiễm khuẩn đầu vú
Một trong các nguyên nhân gây mất sữa hàng đầu ở bà mẹ.Vi khuẩn xâm nhập làm bít tắc ống dẫn sữa. Hoặc sản phụ bị một số bệnh liên quan đến tuyến vú như: tắc tia sữa, áp xe vú, viêm tuyến vú, nứt cổ gà nghiêm trọng,.. đề ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa và khiến mẹ mất sữa.
Cách khắc phục:
Chú ý vệ sinh bầu ngực của mình khi cho con bú, để tránh các tác nhân vi khuẩn bên ngoài xâm nhập, có thể sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh ngực trước khi cho con bú. Nếu bé bú không hết, mẹ nên vắt sữa hay hút sữa ra để tránh sữa bị vón cục và tắc nghẽn.
Nếu mẹ bị các bệnh về bầu ngực thì mẹ nên thận trọng sử dụng bất cứ sản phẩm nào có ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể, hạn chế dùng thuốc tân dược trong thời gian cho con bú.
Do nghỉ ngơi không đủ, cơ thể suy nhược, hoặc có thể do mẹ không chịu vận động khiến cho tuyến sữa kém hoạt động, thậm chí không hoạt động
Thời gian mang thai rồi sinh con đã khiến mẹ rất vất vả, tốn rất nhiều sức lực, và khoảng thời gian chăm sóc con khi mới sinh cũng không hề dễ dàng.
Mọi hoạt động của mẹ đề gắn chặt với bé. Bé ngoan thì đỡ vất vả hơn nhưng nhiều trường hợp con trẻ không ngoan, hay quấy khóc thì nhiều mẹ gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc do chăm con, nào là ru bé ngủ, cho bé bú, thay tã , tắm, dỗ con vì con khóc, con quấy… dẫn đến mẹ luôn bị áp lực, căng thẳng, stress, khiến tinh thần suy giảm trầm trọng và điều này cũng khiến cho lượng sữa ngày càng ít dần.
Mẹ lười vận động cũng khiến tuyến sữa không vận động và thậm chí là có thể bị béo phì sau sinh.
Cách khắc phục:
Việc tiết sữa phụ thuộc khá nhiều vào việc tuyến yên tiết ra prolactin. Mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ, trẻ sơ sinh ngủ ít nhất 1 ngày từ 17-18h, mỗi ngày nên mẹ tranh thủ thời gian con ngủ để nghỉ ngơi. Vận động thường xuyên và nhẹ nhàng như tập yoga để tránh gây béo phì. Và qua trọng là mẹ phải thường xuyên cho con bú để kích thích tuyến vú và tuyến yên hoạt động để tiết sữa.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây mất sữa
Dinh dưỡng sau sinh chiếm một phần rất quan trọng trong việc tiết sữa của mẹ, việc kiêng khem trong ăn uống quá mức hoặc ăn uống quá khắc khiến sẽ gây thiếu các chất dinh dưỡng, không đủ dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa mẹ.
Cách khắc phục:
Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thức ăn, cung cấp đủ các khoáng chất, các chất đạm, béo, chất xơ… qua thịt, rau. Và đầy đủ các vitamin A, D, E, K… qua các loại củ quả.
Nếu có kiêng thì nên kiêng các loại hải sản, cá tôm cua… và không được ăn những loại đồ ăn sống, như gỏi cá, nem chua…
Mẹ không nên lo lắng quá về cân nặng, cứ ăn đầy đủ dưỡng chất và vận động hợp lý, tích cực cho con bú. Chính việc cho bé bú đủ, bú thường xuyên sẽ giúp mẹ giảm cân nặng vô cùng hiệu quả. Việc cho con bú không cần quá phụ thuộc vào thời gian là phải mấy giờ là được cho con bú mà cứ con đói là cho bú vì khi bé đói, bé sẽ khóc và quấy, đó là dấu hiệu để mẹ biết con đang đói và cho con bú.
Vắt sữa hoặc cho con bú không đúng cách
Vắt sữa hay cho con bú đúng cách sẽ kích thích tuyến sữa mẹ giúp sữa về nhiều hơn và ngược lại, nếu mẹ thực hiện không đúng thì tuyến vú không nhận được kích thích nên sẽ không có phản xạ tiết sữa thường xuyên. Lâu dần sẽ mất sữa.
Đau khi cho con bú khiến mẹ ngần ngại cho con ngậm ti.
Cách khắc phục:
Cần cho con bú đủ và vắt sữa đúng cách
- Để tạo ra sự tiết sữa nuôi trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc bị bệnh: Bạn nên vắt sữa trong ngày đầu tiên, trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh nếu có thể được. Đầu tiên bạn chỉ vắt vài giọt sữa non nhưng nó sẽ giúp cho việc tạo sữa được bắt đầu, cũng bằng cách này, việc đứa trẻ bú sớm sau khi sinh sẽ giúp cho việc tạo sữa được bắt đầu. Bạn cũng nên vắt sữa càng nhiều càng tốt và thường xuyên như khi trẻ bú mẹ, cụ thể nên vắt sữa tối thiểu 3h/lần, kể cả ban đêm.
- Duy trì sự tạo sữa nếu như lượng sữa có thể giảm đi sau vài tuần: Vắt sữa liên tục trong vài ngày (cứ 30 phút – 1h/ lần và ít nhất 3h/lần vào ban đêm).
Thảo mộc điều trị mất sữa hiệu quả được tin dùng bởi hàng ngàn sản phụ
Bên cạnh cách khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, thời gian ăn uống cũng như việc cho con bú thì trong dân gian còn có một bài thuốc điều trị mất sữa cực kỳ hữu hiệu. Đó là thảo mộc chè vằng.
>> Xem thêm: Tác dụng của chè vằng với chị em phụ nữ sau sinh
Thảo dược từ lâu đã được các bà mẹ bị thiếu sữa, mất sữa hay chỉ đơn giản là muốn cải thiện chất lượng sữa tìm đến bởi công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Ngoài tác dụng hỗ trợ tạo sữa, lợi sữa, nó còn giúp mẹ giảm cân sau sinh hiệu quả nhờ khả năng chuyển hóa dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào sữa cho bé. Bên cạnh đó, chè vằng còn có nhiều tác dụng tốt khác như: kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh, điều trị vết thương, điều hòa kinh nguyệt, thanh thải độc tố… rất thích hợp cho các chị em sau sinh.
Trên đây là những chia sẻ nhỏ. Hy vọng sau bài chia sẻ này giúp những bà mẹ có thể có thêm kiến thức về quá trình nuôi con.
Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!